Phẫu thuật xương khớp ở người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) thường gọi là bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến. Tại Việt Nam số người mắc bệnh tiểu đường đang trẻ hóa dần (ở độ tuổi từ 35 trở lên) và có tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới, hiện có 4,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.

Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh Đái tháo đường họ luôn có tâm trạng sợ phải đối mặt với bất kỳ vết thương nào trên cơ thể vì cho rằng vết thương khó có thể chữa lành và đặc biệt là không thể phẫu thuật được. Với sự phát triển của Y học, ngày nay bệnh nhân ĐTĐ có thể hoàn toàn an tâm khi thực hiện bất cứ phẫu thuật cần thiết nào kể cả các phẫu thuật lớn như thay khớp, mổ cột sống..... Quan trọng hơn nếu được điều trị đúng cách người ĐTĐ có thể kéo dài tuổi thọ và có được cơ hội làm việc và vui sống như mọi người.

Quan niệm sai lầm
Nhiều người cho rằng: Không thể mổ xương khớp cho bệnh nhân ĐTĐ vì vết mổ sẽ không lành. Đó là một quan niệm sai, chính xác hơn điều này chỉ đúng một phần vết mổ ở người ĐTĐ khó lành là do:
  • Hệ mạch máu bị tổn thương, xơ cứng nên dẫn đến thiếu máu cục bộ, nuôi dưỡng da và cơ kém.
  • Hệ bạch cầu là những tế bào giúp cơ thể chống nhiễm trùng bị tổn thương dẫn đến đề kháng yếu là cơ hội cho nhiễm trùng tại vùng mổ.
  • Những điều trên xảy ra khi đường máu cao, không ổn định, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm.
  • Như vậy nếu được điều trị đúng cách đưa đường máu về mức chấp nhận được thì các phẫu thuật xương khớp cho người bệnh ĐTĐ vẫn có thể tiến hành và vết mổ sẽ lành.
  • Mặt khác, những bệnh nhân bị gãy xương và hư khớp thường bị đau đớn rất nhiều. Chính sự đau đớn này làm đường huyết dao động cao, khó ổn định bằng thuốc. Do đó trong một số trường hợp mổ để giảm bớt đau đớn cũng là một trong những cách làm đường huyết trở lại bình thường.
Khi nào người bệnh đái tháo đường được mổ?
  • Không phải bất cứ bệnh nhân ĐTĐ nào cũng được mổ. Trước tiên phải ổn định đường máu trước mổ ở mức chấp nhận được, mức này là bao nhiêu còn tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng của Bệnh nhân. Tiếp theo bệnh nhân sẽ được khám tổng quát để xác định tình trạng sức khỏe đặc biệt là phát hiện bệnh tim mạch. Sau đó chính Bác sĩ phẫu thuật sẽ hội chẩn với BS Nội khoa và BS Gây mê hồi sức để quyết định có mổ hay không. Nếu cuộc mổ chấp nhận, bệnh nhân sẽ được điều trị ổn định đường máu và các bệnh nội khoa khác, đặc biệt là chuẩn bị về tim mạch để đảm bảo an toàn trong và sau mổ.
Điều cần cân nhắc mổ hay không mổ?
  • Hiện nay, tại Bệnh viện SAIGON-ITO mỗi ngày đều có những Bệnh nhân ĐTĐ được mổ xương hoặc khớp, vết mổ lành tốt và không có tai biến, ngày nằm viện trung bình từ 7 -10 ngày. Thời gian để ổn định đường máu trước mổ trung bình từ 1-3 ngày,  điều cân nhắc là:
  • Không nên quá dè dặt sợ tai biến do mổ mà để bệnh nhân phải chịu đau đớn và tàn phế suốt đời. Nhưng cũng không quá chủ quan đưa ra chỉ định mổ quá rộng rãi, không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể nguy hại đến tính mạng người bệnh.
  • Đái tháo đường vốn là bệnh ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan nội tạng và cuộc mổ bao giờ cũng có nguy cơ nhiều hơn so với các bệnh nhân khác.
  • Tóm lại “MỔ HAY KHÔNG MỔ” các BS sẽ tư  vấn cho người bệnh và gia đình.

Những phẫu thuật về xương khớp có thể làm ở bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi.
Khi đường máu được ổn định và đã được điều trị phòng ngừa các biến chứng tim mạch, người bệnh ĐTĐ được mổ như các bệnh nhân khác.
Đó là:
  • Thay khớp háng, khớp gối toàn phần hay bán phần.
  • Kết hợp xương bằng nhiều phương pháp để điều trị gãy xương.
  • Giải quyết thoát vị đĩa đệm cột sống, mở rộng ống sống, đặt dụng cụ làm vững cột sống.
  • Tái tạo dây chằng khớp gối.
Tóm lại
Bệnh nhân ĐTĐ kể cả bệnh nhân lớn tuổi vẫn có thể được mổ xương - khớp khi có bệnh  với mức độ an toàn cao, nếu như được chuẩn bị chu đáo, được tư vấn kỹ càng với một ê kíp thầy thuốc có kinh nghiệm.

1 comment: