Theo nghiên cứu mới phát hiện thì các loại thuốc statins (hay thuốc ức chế men khử HMG-CoA) không giúp bảo vệ các xương
Các loại thuốc hạ cholesterol được gọi là statins đã được biết đến như là một số nhân tố có khả năng làm giảm nguy cơ gãy các xương. Nhưng, dường như chúng không thuộc trường hợp đó, một nghiên cứu mới cho biết.
Trong nghiên cứu này, khoảng 18 000 người lớn tuổi được tuyển chọn và được chia thành 2 nhóm, nhóm sử dụng thuốc Crestor (rosuvastatin) và nhóm sử
dụng một loại giả dược không hoạt tính. Trong số 431 trường hợp gãy xương trong quá trình nghiên cứu, 221 là một trong số những người dùng thuốc Crestor và 210 là thuộc số những người dùng giả dược, các nhà nghiên cứu đã phát hiện.
"Nghiên cứu của chúng tôi không hỗ trợ việc sử dụng các loại thuốc statins ở các liều sử dụng cho bệnh tim trong công tác phòng chống gãy xương", trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Jessica Pena, một trợ lý giáo sư khoa tim mạch tại Trung tâm Y tế Montefiore và trường cao đẳng y khoa Albert Einstein ởThành phố New York cho biết.
Các nghiên cứu trước đó đã cho rằng statin được sử dụng để điều trị bệnh tim cũng có thể làm giảm nguy cơ gãy xương, và các nhà nghiên cứu đã nghĩ rằng tình trạng viêm có thể là mối liên quan hỗ tương giữa bệnh tim và các loại gãy xương, bà đã giải thích.
"Tuy nhiên, trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên dành cho đàn ông và phụ nữ với bằng chứng của tình trạng viêm, thì điều trị với rosuvastatin không làm giảm nguy cơ gãy xương trong suốt thời gian nghiên cứu," Pena cho biết.
Mặc dù Crestor là loại statin duy nhất được thử nghiệm, Pena cho biết các kết quả tương tự cũng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu sử dụng các loại statin khác. "Các kết quả của chúng tôi phù hợp và thúc đẩy các kết quả của các nghiên cứu này," bà nói.
Tiến sĩ Robert RECKER, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu loãng xương tại Đại học Creighton ở Omaha, đã nhìn nhận các kết quả của nghiên cứu một chút khác biệt. Theo Nghiên cứu, ông nói, không cho thấy các loại thuốc statins không bảo vệ chống lại các loại gãy xương nhiều như là nó cho thấy rằng statins không làm tăng nguy cơ gãy xương.
"Tôi không ngạc nhiên về những gì họ đã phát hiện ra bởi vì không có bất kỳ liên kết sinh học nào giữa bệnh tim và các tình trạng gãy xương," ông nói. "Họ đã xua tan lời đồn đại rằng có thể có một mối liên hệ giữa các loại thuốc statin và các tình trạng gãy xương."
Gãy xương từ bệnh làm loãng xương (hay chứng loãng xương) là một vấn đề quan trọng phải đối mặt với sự lão hóa của dân số Hoa Kỳ, theo thông tin trong nghiên cứu. Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng có thể có một mối liên hệ thường xuyên giữa bệnh loãng xương và bệnh tim. Cụ thể, cùng lúc với tình trạng viêm được gắn kết với tình trạng xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) cũng có thể là tác nhân trong sự phát triển của chứng loãng xương, nghiên cứu đã lưu ý.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Pena không tìm thấy mối liên hệ giữa các loại gãy xương và protein “C-reactive” có trong máu. Protein “C-reactive” là một dấu hiệu của tình trạng viêm trong máu.
Các kết quả của nghiên cứu mới được công bố trực tuyến ngày 01 tháng mười hai của JAMA Internal Medicine.
Nghiên cứu đã bao gồm những người đàn ông hơn 50 tuổi và phụ nữ hơn 60. Các tình nguyện viên trong cuộc nghiên cứu được theo dõi trong năm năm, với một thời gian theo dõi trung bình gần hai năm.
Nhóm sử dụng thuốc Crestor tương tự nhóm sử dụng giả dược trong nhiều hình thái, theo nghiên cứu cho biết. Tỷ lệ hút thuốc, cân nặng, các hình thức tập thể dục, lượng tiêu thụ rượu, các tỷ lệ huyết áp cao và tiền sử gãy xương tương tự ở cả 2 nhóm, nghiên cứu đã báo cáo.
Qua các kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Suzanne Steinbaum,giám đốc bộ phận phụ nữ và bệnh tim mạch tại bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, đã phát biểu, “Thuốc Crestor không phải là một phương thuốc để dùng cho cả bệnh tim và chứng loãng xương.”
Bà nói thêm, "Mặc dù Crestor có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, bạn nên sử dụng loại thuốc khác để ngăn ngừa chứng loãng xương."
Nguồn : http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/news/fullstory_149729.html
(Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, khi điều trị cần có sự chẩn đoán của các bác sĩ Bệnh viện SAIGON - ITO)
No comments:
Post a Comment