Tìm hiểu về gây mê và gây tê trong phẫu thuật xương khớp

Các bác sỹ gây mê – hồi sức của Bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo cho ông bà được gây mê và hồi tỉnh an toàn. Qua tài liệu này, chúng tôi muốn thông tin đến ông bà về vấn đề gây mê và hồi tỉnh. Chúng tôi đề nghị ông bà đọc thật kỹ để nhất trí về tiến trình này. Ông bà có thể đặt mọi câu hỏi về những vấn đề liên quan với bác sỹ GÂY MÊ – HỒI SỨC. Đối với những câu hỏi có liên quan đến can thiệp phẫu thuật, thủ thuật cần phải gây mê, các bác sỹ chuyên khoa như: phẫu thuật viên, bác sỹ nội soi, các bác sỹ chuyên khoa khác… sẽ trả lời cụ thể với ông bà.

Gây mê là gì ?
Gây mê là tổng hợp các kỹ thuật cho phép thực hiện những thủ thuật (nội soi, chụp X-Quang …) hoặc can thiệp phẫu thuật mà không gây đau đớn. Gây mê bao gồm 2 nhóm kỹ thuật (chúng tôi có thể sử dụng hài hòa với nhau) đó là gây mê toàn thân và gây tê.
Các thao tác y khoa dù được thực hiện với một bác sỹ giỏi và trong sự tôn trọng tối đa các nguyên tắc khoa
học vẫn có những nguy cơ nhất định. Hiện nay, các phương tiện theo dõi gây mê và hồi tỉnh hiện đại đã cho phép phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời các diễn biến bất thường trong quá trình gây mê vì thế đã giảm thiểu tối đa các tai biến nặng.
Gây mê toàn thân là tình trạng có thể được so sánh như một giấc ngủ, được tạo ra bằng cách tiêm một số thuốc vào mạch máu và hoặc cho bệnh nhân hít thở các khí gây mê qua một mặt nạ, những thuốc này có thể làm giảm hoặc ức chế hô hấp, do đó luôn cần một sự hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.
Gây mê toàn thân có những bất lợi và nguy cơ gì ?
• Buồn nôn và nôn lúc tỉnh mê: Bất lợi này ngày càng ít đi nhờ các kỹ thuật và thuốc gây mê mới.
• Tai biến cho trào ngược dịch dạ dày vào phổi: rất hiếm nếu bệnh nhân tôn trọng các y lệnh về nhịn ăn uống trước mổ.
• Đau họng và khàn tiếng thoáng qua sau mổ: do bệnh nhân được đặt vào trong họng hay khí quản một ống nhựa để đảm bảo sự hô hấp trong quá trình gây mê.
• Chấn thương răng: có thể xảy ra, song tai biến này có thể hạn chế được nếu ông bà báo cho chúng tôi biết trước những răng lung lay, răng bị hư và răng giả.
• Những thay đổi về thái độ, trí nhớ, mức độ tập trung: có thể xảy ra bất ngờ trong vài giờ sau khi gây mê, đây chỉ là những rối loạn thoáng qua.
• Phải chú ý khi ông bà ngồi dậy lần đầu sau mổ, vì có thể bị té do cơ còn yếu.
• Đôi khi Ông bà có thể thấy vài vết đỏ đau, và thuốc được chích (tiêm) vào tĩnh mạch, các vết này sẽ biến mất vài ngày sau đó.
• Một vài biến chứng nguy hiểm đến tính mạng không lường trước được có thể xảy ra như: dị ứng trầm trọng, sốt ác tính, ngạt thở, ngừng tim, song rất hiếm. Một số trường hợp đã được mô tả trên hàng trăm ngàn ca được gây mê hàng năm.
Gây tê cho phép vô cảm chỉ một phần cơ thể do việc phong bế thần kinh tại vùng này bằng cách tiêm thuốc tê vào các thần kinh đó.
Gây tê
• Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là hai hình thức đặc biệt của gây tê. Thuốc tê được chích vào tủy sống và các sợi thần kinh đi ra từ tủy sống.
• Gây tê khoang xương cùng là một dạng gây tê ngoài màng cứng,nó thướng sử dụng cho trẻ em chụi những can thiệp phẫu thuật từ vùng dưới rốn trở xuống.
• Gây tê đám rối thần kinh ở các chi cho các cuộc mổ ở tay hoặc chân.
Gây tê có những bất lợi và nguy cơ gì ?
• Đau đầu có thể đến bất ngờ sau gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng. Đôi khi bệnh nhân cần phải nằm nghỉ nhiều ngày và/hoặc cần điều trị đặc hiệu.
• Bí tiểu có thể xảy ra và đôi khi phải đặt ống thông tiểu tạm thời sau mổ.
• Liệt chân hoặc tay tạm thời sau gây tê có thể làm cho ông bà khó chịu, song vận động và cảm giác sẽ phục hồi sau khi hết tác dụng của thuốc tê.

• Đau ở vị trí làm tê ở lưng.

• Ngứa xảy ra bất ngờ và thoáng qua khi có xử dụng morphine và các dẫn chất của nó.

• Những biến chứng nặng như: co giật, ngưng tim, liệt vĩnh viễn hoặc rối loạn cảm giác từng vùng ở hai chân rất hiếm khi xảy ra. Một vài trường hợp đã được mô tả trên hàng trăm ngàn trường hợp được gây tê hàng năm.

Thăm khám tiền gây mê

Tất cả các can thiệp không phải cấp cứu cần phải gây mê toàn thân hoặc gây tê đều phải thăm khám tiền mê trước mổ. Việc thăm khám tiền mê được thực hiện nhiều ngày trước hoặc đêm trước hoặc ngay ngày sẽ gây mê tùy theo hình thức nhập viện của bệnh nhân.
Việc thăm khám đầy đủ trước mổ đặc biệt quan trọng để chuẩn bị thật tốt cho ông bà nhằm phát hiện và giảm tối đa các nguy cơ có thể tiên liệu trước, cũng như rút ngắn thời gian nằm viện. Việc thăm khám cũng cho phép các bác sỹ gây mê có những thông tin về sức khỏe của ông bà qua hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng từ đó có thể chọn được phương pháp vô cảm phù hợp nhất, đồng thời giải thích về tiến trình gây mê cũng như các biện pháp giảm đau sau mổ cho ông bà .

Bác sỹ Gây mê trực tiếp gây mê cho ông bà sẽ có quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về tiến trình gây mê và hồi sức.

Các thăm khám và các xét nghiệm bổ sung như: xét nghiệm máu, chụp X-Quang, thăm khám chuyên khoa có thể được chỉ định tùy theo tình trạng sức khỏe, tiền sử và các điều trị hiện có của ông bà. Tuy nhiên Các chỉ định này không phải thực hiện một cách hệ thống.

Ông bà sẽ được theo dõi như thế nào trong suốt quá trình gây mê và hồi tỉnh ?

Tất cả các tiến trình dù là gây tê hay gây mê đều được thực hiện trong một phòng trang bị đầy đủ các phương tiện phù hợp với tuổi cũng như bệnh lý. Phòng này luôn được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng. Tất cả các dụng cụ tiếp xúc với cơ thể hoặc chỉ được sử dụng một lần duy nhất hoặc đã được tiệt trùng.

Sau mổ ông bà sẽ được chuyển qua phòng hồi tỉnh để được theo dõi tiếp tục trước khi trở về trại bệnh. Trong suốt thời gian gây mê và tại phòng hồi tỉnh ông bà sẽ được chăm sóc, theo dõi bởi một điều dưởng lành nghề và một bác sỹ Gây mê Hồi sức.
Ông bà sẽ được kiểm soát đau như thế nào ?

Điều trị đau sau mổ sẽ được thực hiện một cách hệ thống dù ông bà ở bất cứ lứa tuổi nào và việc đánh giá mức độ đau sẽ được tiến hành thường xuyên bằng các phương pháp phù hợp với lứa tuổi nhằm điều trị đau hiệu quả nhất.

Ngoài các thuốc giảm đau thông thường, Morphine hoặc các dẫn chất của nó có thể được sử dụng để điều trị các cơn đau dữ dội. Các tác dụng phụ có thễ gặp như: buồn nôn, ngứa, ngầy ngật, bí tiểu, táo bón, ức chế hô hấp hiếm gặp hơn. Các biện pháp điều trị phù hợp sẽ được tiến hành ngay trong trường hợp xảy ra các tác dụng phụ kể trên.

Nếu ông bà đã được gây tê và được đặt một ống (catheter) để bơm thuốc vào vùng quanh tủy sống hoặc thần kinh trong mổ, 1 phương pháp điều trị đau hết sức hiệu quả khác sẽ được thực hiện bằng cách bơm các thuốc giảm đau qua ống này sau mổ. Các bất lợi và nguy cơ của gây tê cũng có thể gặp như đã mô tả ở trên. Song trong tất cả các trường hợp các bất lợi này sẽ được điều trị ngay.

Vấn đề truyền máu ?

Ông bà sẽ nhận được các thông tin về kỹ thuật và nguy cơ truyền máu như ông bà có nguy cơ phải truyền máu trong và sau mổ.
Nguồn :
Bác sĩ .CKII Nguyễn Trọng Anh 
Trưởng Trung Tâm Y học thể thao và Nội Soi Khớp (ASMC)(bacsianh.com)

No comments:

Post a Comment